“Cấu trúc” của rượu vang, hiểu theo cách ngắn gọn nhất là sự cân bằng của rượu vang khi uống.
Năm thành phần chính của “cấu trúc” rượu vang phải cân bằng với nhau bao gồm: “hương vị trái cây, độ đường, nồng độ cồn, vị chua và vị chát” 5 yếu tố này còn ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của rượu vang.
Nhưng nhìn chung, 2 yếu tố quan trọng nhất tạo nên “cấu trúc” của rượu vang chính là: 𝑨𝒄𝒊𝒅𝒊𝒕𝒚 – 𝒗𝒊̣ 𝒄𝒉𝒖𝒂 𝒗𝒂̀ 𝑻𝒂𝒏𝒏𝒊𝒏 – 𝒗𝒊̣ 𝒄𝒉𝒂́𝒕.
#Tannin là một hợp chất hoá học với các phân tử có kích thước và hình dáng khác nhau và liên kết với các protein trong miệng của bạn tạo ra cảm giác thô ráp, vị đắng hay khô trong miệng của bạn.
#Acid cũng là một hợp chất có trong rượu vang góp phần vào sự tươi mát và làm lưỡi của bạn tiết nhiều nước bọt hơn.
>> Ví dụ: một loại vang đỏ thường có nhiều tannin hơn vang trắng, trong khi vang trắng thường có tính acid cao hơn, đây là lý do chính làm cho rượu vang đỏ hay gây cảm giác “dry” trong miệng.
Cả Tannin và Acid (vị chát và chua) đều là 2 thành phần rất quan trọng của rượu vang, nó làm tăng độ phức tạp và làm cho mỗi loại rượu vang có cá tính độc đáo khác nhau.
Khi một loại rượu vang được cho là cân bằng và có “cấu trúc” tốt khi 5 thành phần cơ bản vừa kể trên đều phải ở vị trí cân bằng với nhau, không thành phần nào quá nổi trội và lấn át các thành phần khác và các thành phần trên đều được hỗ trợ bời nồng độ cồn.
Khi rượu vang có nồng độ cồn quá cao hoặc quá thấp, sẽ rất khó để cân bằng với các thành phần còn lại, dẫn đến rượu vang có cấu trúc kém.
Một đặc điểm khác bổ sung vào “cấu trúc” của rượu vang là việc sử dụng gỗ sồi trong quá trình làm rượu – tuy nhiên không phải loại rượu nào cũng cần gỗ sồi.
Rượu vang thường sẽ có mùi hương đến từ thùng sồi với cường độ và hương vị khác nhau tuỳ thuộc vào chủng loại sồi, dung tích thùng, thời gian rượu được nuôi giữ và cách xử lý gỗ sồi. Thùng Sồi thường thêm các hương vị cho rượu vang như: vani, quế, hồi, đinh hương và dừa.
Các cá tính đặc trưng 1 loại rượu vang thường rất dễ bị lấn át bởi gỗ sồi và khi điều này xảy ra, các mùi hương trái cây tươi mát sẽ bị lấn án hoặc chưa kết hợp được với các mùi hương của gia vị đã kể ở trên và kết quả cho những loại rượu vang không bằng hoặc thiếu “cấu trúc”.
Điều này thường thấy ở những chai rượu vang còn quá trẻ – những loại cần thêm thời gian nuôi giữ trong chai để rượu trở nên hài hoà và có “cấu trúc” cân bằng hơn.
Và cuối cùng, “cấu trúc” của chai rượu vang cũng là một thước đo để xem loại rượu vang này có thể được giữ bao lâu trong chai hay không. Vì độ chua và các thành phần khác sẽ quyết định khả năng lưu trữ và phát triển của rượu.
Bởi khi rượu già đi, các loại rượu vang thường mất đi khá nhiều Acid và Tannin. Vì vậy, rượu vang với nồng độ Acid (hay vị chua) và tannin (vị chát) cao – quan trọng là phải cân bằng với nhau, thì sẽ lâu già hơn hay nói cách khác sẽ có thể được lưu trữ lâu hơn các loại rượu vang khác.
𝐶𝑟𝑒: Sưu tầm